Sử dụng dữ liệu có cấu trúc phù hợp với hoạt động thương mại điện tử

Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang web thương mại điện tử giống như cách Google vẫn thực hiện với các trang web khác, đó là dùng các thuật toán để hiểu nội dung và ý định của nội dung. Dữ liệu có cấu trúc là một định dạng chuẩn mà máy có thể hiểu được, dùng để cung cấp thông tin về một trang. Loại dữ liệu này có thể giúp Google nắm được nội dung của bạn một cách chính xác hơn.

Nhìn chung, dữ liệu có cấu trúc không dành riêng cho thương mại điện tử, nhưng vẫn có một số loại chuyên dùng cho lĩnh vực này. Các tài nguyên sau đây là nguồn tham khảo hữu ích cho nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về dữ liệu có cấu trúc dành cho trang web thương mại điện tử của mình.

  • Để nắm được hiểu biết cơ bản về cách Google sử dụng dữ liệu có cấu trúc, hãy xem bài viết Tìm hiểu cách thức hoạt động của dữ liệu có cấu trúc.
  • Để nắm được phạm vi của dữ liệu có cấu trúc (còn gọi là mã đánh dấu schema) cho một trang web thương mại điện tử, hãy xem trên schema.org. Google hỗ trợ nhiều nhưng không phải tất cả các loại dữ liệu có cấu trúc mà schema.org xác định.

Các loại dữ liệu có cấu trúc sau đặc biệt phù hợp với trang web thương mại điện tử. Hãy nhớ rằng người mua sắm có thể đang ở một giai đoạn nào đó trong hành trình mua sắm của họ và đang tìm kiếm nhiều thông tin hơn, chứ không chỉ dừng lại ở các trang sản phẩm.

Các loại dữ liệu có cấu trúc phù hợp với hoạt động thương mại điện tử

LocalBusiness

Cho Google biết thêm về doanh nghiệp của bạn trên các trang thông tin về doanh nghiệp của bạn (chẳng hạn như địa điểm và giờ mở cửa) bằng dữ liệu có cấu trúc LocalBusiness.

Bạn cũng nên:

Ví dụ về trang thông tin doanh nghiệp địa phương sử dụng dữ liệu có cấu trúc

Product

Để cho Google biết thêm về các sản phẩm của bạn, hãy xem tài liệu hướng dẫn về dữ liệu có cấu trúc Product. Xem thêm tài liệu hướng dẫn của Google Merchant Center về cách Thiết lập dữ liệu có cấu trúc cho Merchant Center để cải thiện sự hiện diện trong các trải nghiệm liên quan đến hoạt động mua sắm trên các nền tảng của Google.

Ví dụ về trang thông tin sản phẩm sử dụng dữ liệu có cấu trúc

Review

Để giúp Google nắm được các bài đánh giá sản phẩm trên trang web của bạn và nếu những bài đánh giá đó là phù hợp, hãy xem bài viết Đoạn trích thông tin đánh giá.

Ví dụ về một đoạn trích thông tin đánh giá trong kết quả tìm kiếm

HowTo

Để giúp kết quả nhiều định dạng "how-to" (hướng dẫn) xuất hiện trên Google cho các sản phẩm bạn bán trên trang web của mình, hãy xem bài viết Đánh dấu các trang hướng dẫn của bạn bằng dữ liệu có cấu trúc.

Ví dụ về việc dùng dữ liệu có cấu trúc how-to (hướng dẫn)

FAQPage

Để cho Google biết về trang Câu hỏi thường gặp mà bạn đưa ra, hãy xem bài viết Đánh dấu câu hỏi thường gặp của bạn bằng dữ liệu có cấu trúc.

Ví dụ về một trang Câu hỏi thường gặp sử dụng dữ liệu có cấu trúc

Để giúp Google nắm được hệ thống phân cấp các trang trên trang web của bạn, hãy xem bài viết về Breadcrumb (tập hợp liên kết phân cấp) trên Trung tâm Google Tìm kiếm. Việc này có thể giúp Google đưa một đường dẫn tập hợp liên kết phân cấp phù hợp hơn vào kết quả tìm kiếm.

Ví dụ về một danh sách tập hợp liên kết phân cấp sử dụng dữ liệu có cấu trúc

WebSite

Xem bài viết về Hộp tìm kiếm cho đường liên kết trang web để biết cách thêm dữ liệu có cấu trúc WebSite vào trang chủ nhằm giúp Google hiểu được cách triển khai tính năng tìm kiếm trên trang web của bạn.

Ví dụ về trang thông tin trên trang web sử dụng dữ liệu có cấu trúc

VideoObject

Video ngày càng trở nên quan trọng đối với hoạt động thương mại điện tử. Việc đánh dấu đúng cách các video sẵn có (chẳng hạn như trên trang sản phẩm) hoặc sự kiện phát trực tiếp có thể giúp video xuất hiện phù hợp trên các kết quả của Google Tìm kiếm. Xem bài viết Đưa video lên Google bằng mã đánh dấu schema để biết thêm thông tin.

Ví dụ về trang thông tin chứa video và sử dụng dữ liệu có cấu trúc