Thiết kế cấu trúc URL cho trang web thương mại điện tử
Khi bạn thiết kế URL hợp lý, Google có thể xác định và truy xuất các trang trên trang web thương mại điện tử của bạn một cách hiệu quả hơn. Nếu bạn kiểm soát cấu trúc của các URL của mình (ví dụ: bạn tạo trang web của riêng mình từ đầu), thì hướng dẫn này có thể giúp bạn lựa chọn cấu trúc URL để tránh các vấn đề liên quan đến hoạt động lập chỉ mục mà Google nhận thấy trên các trang web thương mại điện tử.
Tại sao cấu trúc URL lại quan trọng
Cấu trúc thiết kế URL hợp lý sẽ giúp Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang web của bạn, còn cấu trúc URL không hợp lý có thể dẫn đến những vấn đề sau:
-
Nội dung có thể bị bỏ sót nếu Googlebot lầm tưởng hai URL sẽ trả về cùng một nội dung vì trình thu thập dữ liệu chỉ có thể truy xuất một URL (URL còn lại bị loại bỏ do trùng lặp). Tình trạng này có thể xảy ra nếu bạn dùng giá trị nhận dạng theo đoạn (chẳng hạn như
#fragment
) để cho thấy nội dung khác nhau. Google không dùng giá trị nhận dạng theo đoạn trong quá trình lập chỉ mục.Ví dụ: Google xem
/product/t-shirt#black
và/product/t-shirt#white
là cùng một trang. -
Trình thu thập dữ liệu có thể truy xuất cùng một nội dung nhiều lần nếu Google cho rằng hai URL là khác nhau nhưng kết quả là trả về cùng một trang. Khi đó, tốc độ thu thập dữ liệu trên trang web của bạn có thể bị chậm đi và máy chủ của bạn có thể phải tải thêm mà không có lợi ích gì.
Ví dụ: Có thể
/product/black-t-shirt
và/product?sku=1234
sẽ trả về cùng một trang sản phẩm, nhưng Google không thể xác định điều này chỉ bằng cách xem xét URL. -
Trình thu thập dữ liệu có thể cho rằng trang web của bạn gồm vô số trang nếu các URL của bạn chứa một giá trị thay đổi liên tục (chẳng hạn như dấu thời gian). Do đó, có thể Google sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm toàn bộ nội dung hữu ích trên trang web của bạn.
Ví dụ: Có thể Google sẽ xem
/about?now=12:34am
và/about?now=12:35am
là các URL khác nhau mặc dù cả hai URL này đều cho thấy cùng một trang.
Hãy xem Cách thức hoạt động của Google Tìm kiếm và Cách thức trình thu thập dữ liệu trang web của Google lập chỉ mục trang web của bạn để biết thêm thông tin về cách Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang web của bạn.
Các phương pháp hay nhất về thiết kế cấu trúc URL
Để tối ưu hoá hoạt động thu thập dữ liệu và lập chỉ mục của Google đối với trang web của bạn, hãy làm theo những phương pháp hay nhất sau đây về cách thức tạo cấu trúc cho URL.
Đề xuất chung về URL
- Giảm thiểu số lượng URL thay thế trả về cùng một nội dung để tránh việc Google gửi nhiều yêu cầu đến trang web của bạn hơn mức cần thiết. Google có thể không nhận ra rằng hai URL trả về cùng một trang cho đến khi cả hai URL đó được truy xuất.
- Nếu máy chủ web xử lý loại chữ hoa và chữ thường như nhau trong một URL, hãy chuyển đổi toàn bộ văn bản thành cùng một loại chữ để Google dễ dàng xác định những URL tham chiếu đến cùng một trang.
- Đảm bảo mỗi trang trong kết quả dạng phân trang đều có một URL riêng biệt. Hầu hết các lỗi về URL mà chúng tôi bắt gặp thuộc về cấu trúc URL phân trang.
-
Thêm các từ mang tính mô tả vào đường dẫn URL. Các từ trong URL có thể giúp Google hiểu rõ hơn về trang.
Nên:
/product/black-t-shirt-with-a-white-collar
Không nên:
/product/3243
Đề xuất về tham số truy vấn URL
Hãy làm theo những đề xuất này khi dùng tham số truy vấn để giúp Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục thành công trang web của bạn.
-
Nếu có thể, hãy dùng tham số URL
?key=value
thay vì?value
. Tham số URL giúp Google Tìm kiếm hiểu được cấu trúc trang web của bạn và thu thập dữ liệu cũng như lập chỉ mục một cách hiệu quả hơn.Nên:
/photo-frames?page=2
,/t-shirt?color=green
Không nên:
/photo-frames?2
,/t-shirt?green
-
Tránh dùng hai lần cùng một tham số. Nếu không, Googlebot có thể bỏ qua một trong những giá trị đó.
Nên:
?type=candy,sweet
Không nên:
?type=candy&type=sweet
-
Tránh liên kết nội bộ đến các tham số tạm thời, chẳng hạn như mã nhận dạng phiên, mã theo dõi, giá trị tương đối của người dùng (
location=nearby
,time=last-week
) và thời gian hiện tại. Cách làm này có thể tạo ra các URL có thời gian tồn tại ngắn hoặc các URL trùng lặp cho cùng một trang. Để thu được kết quả tốt nhất trên Google Tìm kiếm, hãy sử dụng các URL lâu dài và ổn định.Nên:
/t-shirt?location=UK
Không nên:
/t-shirt?location=nearby
,/t-shirt?current-time=12:02
,/t-shirt?session=123123123
Làm thế nào Google hiểu được URL của các biến thể sản phẩm
Có một việc mà các trang web thương mại điện tử thường phải suy xét, đó là cách tạo cấu trúc cho URL khi sản phẩm có nhiều kích thước hoặc màu sắc. Mỗi tổ hợp thuộc tính sản phẩm được gọi là một biến thể sản phẩm. Google hỗ trợ nhiều cấu trúc URL cho các biến thể sản phẩm.
Nếu bạn chọn đưa nhiều biến thể sản phẩm vào một trang duy nhất (tức là các biến thể có cùng URL), thì hãy chú ý những điểm hạn chế sau đây:
- Trang đó có thể không đủ điều kiện xuất hiện dưới dạng Kết quả nhiều định dạng cho sản phẩm trong kết quả tìm kiếm vì trải nghiệm này chỉ hỗ trợ các trang chứa một sản phẩm duy nhất (và có thể Google Tìm kiếm sẽ coi các biến thể sản phẩm là các sản phẩm riêng biệt).
- Những trải nghiệm như Google Mua sắm không thể đưa người dùng đến một biến thể sản phẩm cụ thể trên trang web của bạn, dẫn đến việc người dùng phải chọn biến thể mà họ muốn mua trên trang web của bạn trước khi thanh toán. Việc này có thể làm giảm chất lượng của trải nghiệm người dùng khi họ đã chọn biến thể mình muốn trong Google Mua sắm.
Nếu bạn chọn sử dụng một URL riêng biệt cho mỗi biến thể, thì Google đề xuất việc dùng một trong hai cách sau:
-
Một phân đoạn đường dẫn, chẳng hạn như
/t-shirt/green
-
Một tham số truy vấn, chẳng hạn như
/t-shirt?color=green
Để giúp Google hiểu được biến thể nào là phù hợp nhất để xuất hiện trong Tìm kiếm, hãy chọn một trong các URL của biến thể sản phẩm làm URL chính tắc của sản phẩm. Xin lưu ý rằng đoạn trích về sản phẩm sử dụng thông tin chi tiết về sản phẩm của URL chính tắc, chẳng hạn như giá và tình trạng còn hàng.
Nếu bạn sử dụng các tham số truy vấn tuỳ chọn để xác định các biến thể, hãy sử dụng URL bỏ qua tham số truy vấn làm URL chính tắc. Cách này có thể giúp Google hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các biến thể sản phẩm. Ví dụ: nếu giá trị mặc định của tham số truy vấn color
cho áo thun là blue
, thì
-
Hãy dùng
/t-shirt
làm URL chính tắc cho mọi biến thể của áo thun -
Đối với áo sơ mi màu xanh dương, hãy dùng
/t-shirt
(chứ không phải/t-shirt?color=blue
) -
Đối với áo sơ mi màu xanh lục, hãy dùng
/t-shirt?color=green
Sử dụng URL trong nội dung
Để giúp Google Tìm kiếm và Google Mua sắm xác định chính xác sản phẩm của bạn cũng như mối quan hệ giữa các biến thể sản phẩm, hãy làm theo những phương pháp hay nhất sau đây khi sử dụng URL trong nội dung của bạn.
-
Sử dụng cùng một URL trong các đường liên kết nội bộ, tệp sơ đồ trang web và thẻ
<link rel="canonical">
. Ví dụ: nếu bạn dùng một tham số truy vấn để liên kết đến trang đầu tiên trong một trình tự phân trang (trong đó trang mặc định là trang một), hãy đưa vào hoặc loại trừ?page=1
trên URL một cách nhất quán trên toàn bộ trang web. -
Dùng một thẻ
<link rel="canonical">
tự tham chiếu (loại thẻ mà URL trong đó trỏ đến trang hiện tại) trên tất cả các trang có thể lập chỉ mục được và đưa những URL đó vào một tệp sơ đồ trang web. -
Đối với các sản phẩm có URL riêng cho mỗi biến thể, hãy dùng thẻ
<link rel="canonical">
để đưa URL sản phẩm chính tắc vào tất cả các trang biến thể. Để biết thêm thông tin, hãy xem thuộc tínhcanonical_link
của Google Merchant Center. -
Trực tiếp đưa các đường liên kết vào các trang bằng cách dùng thẻ
<a href>
; đừng dùng JavaScript để điều hướng giữa các trang. Có thể Googlebot sẽ không phát hiện được hoạt động điều hướng bằng mã JavaScript. Để biết thêm thông tin về cách thức Google xử lý JavaScript, hãy xem phần Tìm hiểu kiến thức cơ bản về SEO cho JavaScript. -
Nếu được, hãy chèn văn bản có ý nghĩa giữa các thẻ
<a href>
và</a>
(chẳng hạn như tên của sản phẩm được liên kết đến). Đừng dùng các cụm từ chung chung như "nhấp vào đây". -
Tránh liên kết đến (hoặc ít nhất là lập chỉ mục) các trang không có nội dung hữu ích. Nếu một danh mục không có mục nào, hãy dùng thẻ
meta
robotsnoindex
. Nếu trang web của bạn phát hiện việc một danh mục bị trống và tự động xoá danh mục đó khỏi kết quả tìm kiếm và duyệt xem trên trang web, hãy xem xét việc trả về một mã trạng thái HTTP404 (not found)
cho trang đó.
Tài nguyên bổ sung
Bạn muốn tìm hiểu thêm? Hãy tham khảo những tài nguyên sau: