Sử dụng bộ sưu tập để sắp xếp ngăn nắp các trang
Lưu và phân loại nội dung dựa trên lựa chọn ưu tiên của bạn.
Các phương pháp hay nhất để tạo Web Stories
Để giữ chân người đọc, hãy làm theo những phương pháp hay nhất của chúng tôi để tạo
Web Stories. Trước tiên, bạn nên tập trung vào những công việc thiết yếu. Nếu có thêm thời gian, bạn có thể áp dụng thêm những phương pháp hay nhất mà chúng tôi đề xuất.
Kể chuyện
Các phương pháp kể chuyện hay nhất (thiết yếu)
Ưu tiên dùng video
Video có sức hấp dẫn hơn văn bản hay hình ảnh. Hãy dùng video càng nhiều càng tốt, đồng thời hỗ trợ video đó bằng các hình ảnh và văn bản.
Xem thêm các phương pháp hay nhất về kể chuyện
Các phương pháp hay nhất về kể chuyện (đề xuất)
Thể hiện góc nhìn của bạn
Cung cấp thông tin là chưa đủ. Hãy chia sẻ quan điểm của bạn. Hãy là nhân vật chính trong câu chuyện của riêng bạn. Nội dung trong đó cũng nên gần gũi với người đọc.
Xây dựng kết cấu nội dung chặt chẽ
Hãy tạo sự hồi hộp cho câu chuyện của bạn qua từng trang. Hãy dẫn dắt người dùng xuyên suốt hành trình bằng cách cung cấp ngữ cảnh và kết cấu nội dung. Bạn cũng nên tri ân những người dùng đã xem toàn bộ nội dung của bạn.
Thiết kế
Các phương pháp hay nhất về thiết kế (thiết yếu)
Rút ngắn câu chữ
Đừng tạo nhiều trang chứa quá nhiều chữ. Hãy cân nhắc rút gọn câu từ xuống còn khoảng 280 ký tự mỗi trang (tương đương với một bài đăng trên Twitter).
Đừng che lấp văn bản
Hãy đảm bảo văn bản không bị các nội dung khác trên trang che lấp. Tránh dùng văn bản gắn cố định. Khi không dùng văn bản gắn cố định, bạn sẽ tránh được hiện tượng văn bản bị che lấp khi đổi kích thước để phù hợp với nhiều loại màn hình thiết bị.
Trình bày văn bản trong khu vực được giới hạn
Hãy đảm bảo người đọc sẽ xem được toàn bộ văn bản trong Web Stories. Tránh dùng văn bản gắn cố định. Khi không dùng văn bản gắn cố định, bạn sẽ tránh được hiện tượng văn bản bị tràn màn hình khi đổi kích thước để phù hợp với nhiều loại màn hình thiết bị.
Sử dụng ảnh động một cách hợp lý
Hãy dùng ảnh động để làm nội dung thêm sinh động. Tránh dùng những ảnh động trùng lặp hoặc gây mất tập trung vì những hình ảnh này có thể gây mỏi mắt.
Xem thêm các phương pháp hay nhất về thiết kế
Các phương pháp hay nhất về thiết kế (đề xuất)
Sử dụng lời kêu gọi hành động phù hợp với Web Stories
Khi dùng lại những nội dung mà ban đầu bạn tạo ra để đăng trên các mạng xã hội như Instagram, Snapchat hoặc YouTube, đừng quên xoá những lời kêu gọi hành động chỉ phù hợp với người đọc trên một nền tảng nhất định. Hãy đảm bảo rằng người dùng có thể thực hiện những hành động được đề xuất trong Web Stories.
Sử dụng hình ảnh và video tràn viền
Hãy đưa những thành phần tràn viền vào Web Stories để mang lại trải nghiệm sống động hơn cho người đọc.
Tránh dùng hình ảnh hoặc video có độ phân giải thấp hoặc bị biến dạng
Hãy sử dụng hình ảnh chất lượng cao và cẩn trọng khi đổi kích thước hình ảnh sang khổ dọc.
Thêm biểu trưng vào trang bìa
Hãy sử dụng biểu trưng có độ phân giải cao và đại diện cho thương hiệu của bạn.
Rút ngắn thời lượng video
Bạn nên chọn những video có thời lượng dưới 15 giây trên mỗi trang, hoặc tối đa 60 giây.
Thêm âm thanh
Hãy sử dụng các đoạn âm thanh chất lượng cao có thời lượng ít nhất 5 giây với âm lượng vừa phải, đồng thời đảm bảo người dùng nghe được những đoạn có lời nói.
Cân nhắc sử dụng tính năng tự động chuyển cho những Web Stories chỉ có video
Tính năng tự động chuyển cho những Web Stories chỉ có video sẽ đem lại trải nghiệm dễ chịu.
SEO
Các phương pháp hay nhất về SEO (thiết yếu)
Cung cấp nội dung chất lượng cao
Giống như mọi trang web thông thường, việc quan trọng nhất mà bạn có thể làm là cung cấp cho người đọc những nội dung chất lượng cao, hữu ích và hấp dẫn. Hãy tạo một kết cấu nội dung hoàn chỉnh và làm theo các phương pháp kể chuyện hay nhất để giữ chân người đọc.
Dùng tiêu đề ngắn gọn
Dùng tiêu đề ngắn hơn 90 ký tự. Bạn nên dùng một tiêu đề mô tả rõ ràng và ngắn hơn 70 ký tự.
Đảm bảo Google Tìm kiếm có thể tìm được nội dung Web Stories của bạn
Đừng sử dụng thuộc tính noindex trong Web Stories của bạn; thuộc tính này sẽ
khiến Google không thể lập chỉ mục trang của bạn và ngăn trang này xuất hiện trên Google. Ngoài ra,
hãy thêm Web Stories vào sơ đồ trang web. Bạn có thể kiểm tra xem Google có thể tìm thấy Web
Stories của bạn hay không thông qua Báo cáo
Phạm vi lập chỉ mục và Báo cáo
Sơ đồ trang web trong Search Console.
Giúp câu chuyện tự chuẩn hoá
Tất cả Web Stories đều phải có URL chính tắc. Hãy đảm bảo Web Stories nào cũng có link rel="canonical" tới chính nó. Ví dụ: <link rel="canonical" href="https://www.example.com/url/to/webstory.html">
Bạn nên dùng dữ liệu có cấu trúc
trong Web Stories để giúp Google Tìm kiếm hiểu được cấu trúc và nội dung trong Web Stories của bạn.
Thêm văn bản thay thế vào hình ảnh
Bạn nên thêm văn bản thay thế vào hình ảnh để tăng khả năng người dùng tìm thấy câu chuyện của bạn.
Tích hợp Web Stories vào trang web
Bạn nên tích hợp Web Stories vào trang web của mình, chẳng hạn như liên kết Web Stories với
trang chủ hoặc các trang danh mục (nếu được). Ví dụ: nếu Web Stories của bạn nói về một điểm đến
du lịch và bạn có một trang liệt kê toàn bộ bài viết thuộc chủ đề du lịch, thì bạn cũng nên liên kết Web
Stories vào trang danh mục đó. Bạn cũng có thể liên kết với
một trang đích đặc biệt khác, chẳng hạn như www.example.com/stories
(trang này lại liên kết với những trang quan trọng, chẳng hạn như trang chủ).
Dùng nội dung đính kèm có dạng trang Câu chuyện AMP
Bạn có thể dùng
nội dung đính kèm có dạng trang Câu chuyện AMP để trình bày thông tin bổ sung cho Web
Stories. Cách làm này giúp bạn cung cấp thêm thông tin chi tiết, nội dung phân tích hoặc hành trình sắp tới
cho nội dung trình bày trong Web Stories.
Thêm phụ đề vào video
Hãy thêm phụ đề
vào video để giúp người đọc hiểu rõ hơn câu chuyện của bạn. Tránh thêm phụ đề
dạng cố định vào video để đảm bảo phụ đề đó không hiển thị chồng chéo với các nội dung khác hoặc bị tràn ra khỏi
màn hình.
Tối ưu hoá những câu chuyện chỉ có video
Bạn nên dùng HTML có ngữ nghĩa để xây dựng Web Stories. Tuy nhiên, một số công cụ chỉnh sửa
Web Stories có thể xuất nội dung dưới dạng mỗi trang trình bày là một tệp video chứa toàn bộ phần
văn bản trong video đó. Trong trường hợp này, bạn nên thêm chính xác phần văn bản hiển thị
trong video dưới dạng thuộc tính title của
phần tử amp-video. Xin nhắc lại, bạn chỉ nên làm việc này khi không thể sử dụng mã đánh dấu có ngữ nghĩa trong Web Stories.
Web Stories phải là trang AMP hợp lệ. Để tránh gặp vấn đề do AMP không hợp lệ, hãy kiểm tra Câu chuyện của bạn bằng Trình xác thực AMP và khắc phục những lỗi mà công cụ này phát hiện được.
Đừng sử dụng văn bản trong hình ảnh áp phích
Hãy tránh dùng hình ảnh có gắn cố định văn bản vì việc này có thể che khuất tiêu đề của câu chuyện khi người dùng xem trước câu chuyện đó trong kết quả của Google Tìm kiếm. Nếu người dùng không thể nhìn rõ
tiêu đề, nhiều khả năng họ sẽ dừng đọc.
Sử dụng đúng kích thước và tỷ lệ khung hình cho hình ảnh áp phích
Hãy đảm bảo rằng hình ảnh liên kết với thuộc tính <amp-story> poster-portrait-src
của bạn có kích thước ít nhất là 640x853 px và sử dụng tỷ lệ khung hình 3:4.
Sử dụng đúng tỷ lệ khung hình cho biểu trưng
Hãy đảm bảo rằng hình ảnh biểu trưng liên kết với thuộc tính <amp-story> publisher-logo-src
của bạn có kích thước ít nhất là 96x96 px và theo tỷ lệ khung hình 1:1.
Xem thêm các phương pháp hay nhất về kỹ thuật
Các phương pháp hay nhất về kỹ thuật (đề xuất)
Thêm mã og:image
Bạn nên thêm mã og:image trong các thẻ
<meta> để tăng khả năng người dùng tìm thấy Web Stories của bạn.
Giúp Web Stories xuất hiện trên Google Tìm kiếm:
Hướng dẫn dành cho nhà phát triển về cách tạo Web Stories đáp ứng những nguyên tắc kỹ thuật bắt buộc
để có thể xuất hiện trên Google Tìm kiếm.
[[["Dễ hiểu","easyToUnderstand","thumb-up"],["Giúp tôi giải quyết được vấn đề","solvedMyProblem","thumb-up"],["Khác","otherUp","thumb-up"]],[["Thiếu thông tin tôi cần","missingTheInformationINeed","thumb-down"],["Quá phức tạp/quá nhiều bước","tooComplicatedTooManySteps","thumb-down"],["Đã lỗi thời","outOfDate","thumb-down"],["Vấn đề về bản dịch","translationIssue","thumb-down"],["Vấn đề về mẫu/mã","samplesCodeIssue","thumb-down"],["Khác","otherDown","thumb-down"]],["Cập nhật lần gần đây nhất: 2024-10-31 UTC."],[],[]]